Mô hình Đẩy & Hút thông tin
Thông thường, khi đọc, nghe hay tìm hiểu về một vấn đề gì đó, chúng ta đi theo chu trình sau:
1. Tiếp nhận thông tin
2. Gợi nhớ từ ký ức. Hiểu
3. Đặt câu hỏi. Phân tích. Đánh giá...
4. Tìm cách ứng dụng
Mình tạm gọi mô hình này là ĐẨY thông tin.
...
Có một cách khác để chúng ta tiếp nhận thông tin hiệu quả hơn như sau:
1. Xem tổng quan. Đọc lướt.
2. Xác định chủ đề mà tác giả đề cập. Xem vấn đề này có liên quan tới bản thân không.
3. Nếu có, tìm hiểu sâu hơn xem:
- Tác giả đang muốn đi giải quyết vấn đề gì?
- Bối cảnh, tình huống ở đây là gì?
- Tại sao cần giải quyết vấn đề đó? Lợi ích của nó là gì?
- Trạng thái hiện tại và trạng thái mới sau khi vấn đề được giải quyết là gì?
- Mình sẽ ứng dụng nó trong đời sống như thế nào?
- Thông tin này trả lời cho câu hỏi gì?
- Mâu thuẫn ở đây là gì? (Xem thêm ở comment)
4. Sau khi xác định những câu hỏi trên, chúng ta mới bắt đầu quá trình ĐỌC, để tìm kiếm thông tin trả lời cho những câu hỏi đã nêu ra.
Mình gọi quá trình này là HÚT thông tin.
...
Khi bạn chuyển đổi từ mô hình ĐẨY sang HÚT thông tin, cảm hứng, hiệu suất học tập, khả năng ghi nhớ và nắm bắt vấn đề... sẽ được gia tăng một cách đáng kể.
1 Comments
Các loại mân thuẫn trong giải quyết vấn đề và ra quyết định
ReplyDeleteTRIZ phân biệt ba loại mâu thuẫn trong giải quyết vấn đề và ra quyết định:
1) Mâu thuẫn hành chính (Administrative Contradiction), viết tắt là MH.
2) Mâu thuẫn kỹ thuật (Technical Contradiction), viết tắt là MK.
3) Mâu thuẫn vật lý hay mâu thuẫn lý học (Physical Contradiction), viết tắt là
Mâu thuẫn hành chính là mâu thuẫn giữa "biết mục đích cần đạt" và "không biết cách đạt đến mục đích". Mâu thuẫn này tạo ra sự không thống nhất: người giải không có được cái mình muốn có. Nói cách khác, mâu thuẫn này chỉ ra: người giải có vấn đề. Mâu thuẫn này mới là mâu thuẫn bề nổi.
Mâu thuẫn sâu hơn là mâu thuẫn kỹ thuật. Mâu thuẫn kỹ thuật có hai cách phát biểu:
__MK-l: __Bằng cách làm quen biết này để giải bài toán thì một mặt nào đó (A - hiểu theo nghĩa rộng) tốt lên hoặc được lợi nhưng kéo theo một mặt khác (B - hiểu theo nghĩa rộng) xấu đi hoặc bị thiệt
MK-2: Bằng cách làm quen biết khác thì ngược lại, B tốt lên hoặc được lợi nhưng kéo theo A xấu di hoặc bị thiệt
Một số điểm lưu ý về mâu thuẫn kỹ thuật:
l) Khi đưa ra một lời giải làm A tốt lên, người giải cần luôn có ý thức tìm hiểu tiếp liệu có mặt nào khác (B) xấu đi không.
2) Nếu cái thiệt, cái xấu đi chấn nhận được, bù trừ được, người giải có thể sử dụng cách làm quen biết.
3) Nếu cái thiệt, cái xấu đi không chấp nhận được, bù trừ được, người giải phải sáng tạo ra cách mới để được cả A lẫn B.
4) Ngay cả trường hợp, cái thiệt, cái xấu đi chấp nhận được, bù trừ được mà vẫn có thể sáng tạo ra cách mới để không bị thiệt, không bị xấu đi, người giải vẫn nên sáng tạo ra cách mới chứ không nên chấp nhận cái thiệt,
Mâu thuẫn vật lý là mâu thuẫn sâu sắc hơn nữa, nó là cái "huyệt" của bài toán. Mâu thuẫn vật lý được phát biểu như sau:
Một thành phần của hệ thống phải có mặt đối lập này (Đ) để đem lại ích lợi này và phải có mặt đối lập kia (-Đ) để đem lại ích lợi kia, do vậy bài toán giải được (đạt được mục đích). Trong khi đó, các mặt đôi lập (Đ) và (-Đ) là hai mặt đối lập loại trừ nhau.
__Giải quyết mâu thuẫn vật lý __là làm cho (Đ) và (-Đ) trở nên thống nhất: cùng chung sống hòa bình, bổ sung, hỗ trợ cho nhau.