Trí nhớ
- Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, nhờ vào cái gì mà hồi tưởng lại việc đã làm từ lâu trong quá khứ?”
“Tâu đại vương, nhờ vào trí nhớ.”
“Thưa ngài Nāgasena, thế chẳng phải hồi tưởng lại là bằng tâm, không phải bằng trí nhớ?”
“Tâu đại vương, đại vương có nhận biết được rằng sau khi làm một việc cần làm nào đó rồi quên lửng không?”
“Thưa ngài, đúng vậy.”
“Tâu đại vương, phải chăng vào thời điểm ấy ngài là không có tâm?”
“Thưa ngài, không đúng. Vào thời điểm ấy trẫm đã không có trí nhớ.”
“Tâu đại vương, vậy tại sao ngài đã nói như vầy: ‘hồi tưởng lại là bằng tâm, không phải bằng trí nhớ’?”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
- Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, toàn bộ trí nhớ được sanh lên là thuộc về chủ quan hay trí nhớ là thuộc về khách quan?”
“Tâu đại vương, trí nhớ được sanh lên vừa thuộc về chủ quan, trí nhớ vừa thuộc về khách quan.”
“Thưa ngài Nāgasena, chính vì như thế phải chăng toàn bộ trí nhớ là thuộc về chủ quan, không có trí nhớ thuộc về khách quan?”
“Tâu đại vương, nếu không có trí nhớ thuộc về khách quan thì những người thợ học nghề không có cái gì cần phải làm đối với các lãnh vực về nghề nghiệp, đối với các lãnh vực về học tập, hoặc đối với các tư liệu về kiến thức; không có nhu cầu về các thầy dạy học. Tâu đại vương, bởi vì có trí nhớ thuộc về khách quan mà có việc cần phải làm đối với các lãnh vực về nghề nghiệp, đối với các lãnh vực về học tập, hoặc đối với các tư liệu về kiến thức; và có nhu cầu về các thầy dạy học.”
“Thưa ngài Nāgasena, ngài thật khôn khéo.”
- Đức vua đã nói rằng: “Thưa ngài Nāgasena, trí nhớ sanh lên với bao nhiêu hình thức?”
“Tâu đại vương, trí nhớ sanh lên với mười sáu hình thức. Với mười sáu hình thức gì? Tâu đại vương,
- Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan
- Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan
- Trí nhớ sanh lên do nhận thức sự kiện trọng đại,
- Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp
- Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp
- Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ
- Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt
- Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói
- Trí nhớ sanh lên do đặc điểm
- Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại
- Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ
- Trí nhớ sanh lên do việc tính toán
- Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng
- Trí nhớ sanh lên do việc tu tập
- Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở
- Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận
- Trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm
1. “Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan nghĩa là thế nào?”
“Tâu đại vương, giống như trường hợp đại đức Ānanda và nữ cư sĩ Khujjuttarā, hoặc bất cứ những người nào khác có được năng lực về đời sống (quá khứ) nhớ lại đời sống (quá khứ). Trí nhớ sanh lên do điều kiện chủ quan nghĩa là như vậy.
2. Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, và những người khác thúc giục người ấy với mục đích nhắc nhở. Trí nhớ sanh lên do điều kiện khách quan nghĩa là như vậy.
3. Trí nhớ sanh lên do nhận thức các sự kiện trọng đại nghĩa là thế nào? Khi được tấn phong vương quyền hoặc khi đạt được quả vị Nhập Lưu. Trí nhớ sanh lên do nhận thức các sự kiện trọng đại nghĩa là như vậy.
4. Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp nghĩa là thế nào? Vị được hạnh phúc về điều nào đó rồi nhớ lại rằng: ‘Ta được hạnh phúc như vầy.’ Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều tốt đẹp nghĩa là như vậy.
5. Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp nghĩa là thế nào? Vị bị đau khổ về điều nào đó rồi nhớ lại rằng: ‘Ta bị đau khổ như vầy.’ Trí nhớ sanh lên do nhận thức điều không tốt đẹp nghĩa là như vậy.
6. Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ nghĩa là thế nào? Sau khi nhìn thấy người tương tợ thì nhớ lại người mẹ, hoặc người cha, hoặc anh em trai, hoặc chị em gái; sau khi nhìn thấy con lạc đà, hoặc con bò, hoặc con lừa thì nhớ lại con lạc đà, hoặc con bò, hoặc con lừa khác tương tợ như thế. Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu tương tợ nghĩa là như vậy.
7. Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt nghĩa là thế nào? Vị nhớ lại rằng:
‘Người kia có như vầy: sắc thế này, thinh thế này, hương thế này, vị thế này, xúc thế này.’ Trí nhớ sanh lên do dấu hiệu khác biệt nghĩa là như vậy.
8. Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, những người khác nhắc nhở người ấy, nhờ thế người ấy nhớ lại. Trí nhớ sanh lên do hiểu rõ lời nói nghĩa là như vậy.
9. Trí nhớ sanh lên do đặc điểm nghĩa là thế nào? Nhận ra nhờ vào dấu sắt nung của những con bò kéo là nhận ra do đặc điểm. Trí nhớ sanh lên do đặc điểm nghĩa là như vậy.
10. Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại nghĩa là thế nào? Người nào có bản tính hay quên, những người khác liên tục nhắc nhở người ấy rằng: ‘Ngươi hãy nhớ lại, ngươi hãy nhớ lại.’ Trí nhớ sanh lên do sự nhớ lại nghĩa là như vậy.
11. Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ nghĩa là thế nào? Do đã được học tập về chữ viết nên nhận biết được rằng: ‘Nên thực hiện chữ cái này liền với chữ cái này.’ Trí nhớ sanh lên do việc viết chữ nghĩa là như vậy.
12. Trí nhớ sanh lên do việc tính toán nghĩa là thế nào? Những người kế toán, do đã được học tập về việc tính toán, nên tính toán nhiều. Trí nhớ sanh lên do việc tính toán nghĩa là như vậy.
13. Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng nghĩa là thế nào? Những người chuyên học thuộc lòng, do đã được học tập về việc thuộc lòng, nên thuộc lòng được nhiều. Trí nhớ sanh lên do việc thuộc lòng nghĩa là như vậy.
14. Trí nhớ sanh lên do việc tu tập nghĩa là thế nào? Ở đây, vị tỳ khưu nhớ lại nhiều kiếp sống trước như là một lần sanh, hai lần sanh, ba lần sanh, bốn lầnsanh, năm lần sanh, mười lần sanh, hai mươi lần sanh, ba mươi lần sanh, bốn mươi lần sanh, năm mươi lần sanh, một trăm lần sanh, một ngàn lần sanh, nhiều hoại kiếp, nhiều thành kiếp, nhiều hoại và thành kiếp: ‘Ở nơi ấy, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, có sự nhận biết lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ chỗ ấy, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại chỗ kia. Ở nơi kia, ta đã có tên như vầy, dòng họ như vầy, giai cấp như vầy, thức ăn như vầy, có sự nhận biết lạc và khổ như vầy, có giới hạn tuổi thọ như vầy. Từ nơi kia, ta đây đã chết đi rồi đã sanh lên tại nơi này.’ Như thế, vị ấy nhớ lại nhiều kiếp sống trước với các nét đại cương và cá biệt. Trí nhớ sanh lên do việc tu tập nghĩa là như vậy.
15. Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở nghĩa là thế nào? Các vị vua trong
khi tưởng nhớ về điều giáo huấn (rồi ra lệnh): ‘Hãy mang lại một cuốn sách,’
và tưởng nhớ lại nhờ cuốn sách ấy. Trí nhớ sanh lên do gắn bó với sách vở
nghĩa là như vậy.
16. Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận nghĩa là thế nào? Sau khi nhìn thấy hàng
hóa được đặt xuống gần bên thì nhớ lại. Trí nhớ sanh lên do việc tiếp cận
nghĩa là như vậy.
17. Trí nhớ sanh lên do kinh nghiệm nghĩa là thế nào? Vị nhớ lại cảnh sắc do
đã thấy, nhớ lại cảnh thinh do đã nghe, nhớ lại hương do đã ngửi, nhớ lại vị
do đã nếm, nhớ lại xúc do đã chạm, nhớ lại pháp do đã nhận thức. Trí nhớ
sanh lên do kinh nghiệm nghĩa là như vậy.
Chapter 7
Memory
1. “In how many ways, Nàgasena, does
memory spring up?”
“In seventeen ways,51 O king. That is to
say; by personal experience, as when one
like ânanda can recollect his previous lives
(without special development); by outward aid, as when
others remind one who is forgetful; by the greatness of
some occasion, as when a king remembers his coronation or
as one remembers attaining the stage of a stream-winner;
by the impression made by benefit, as when one remembers that which gave him pleasure; by the impression made
by detriment, as when one remembers that which gave him
pain; by similarity of appearance, as one remembers one’s
mother or father or brother or sister on seeing someone like
them; by dissimilarity of appearance, as one remembers
someone on seeing one unlike them; by the knowledge of
speech, as when one is reminded by others; by a sign, as
when one recognises a draught bullock by seeing a brand
mark; by effort to recollect, as when one is urged again and
again; by knowledge of spelling, as one who knows how to
write remembers that such a letter follows another; by
arithmetic, as when accountants do large sums by their skill
51. Rhys Davids and I.B. Homer have sixteen here but the Burmese edition of the text has
‘sattarasa’ (17) and 17 ways are listed.67
with figures; by learning by heart, as reciters of scriptures
recollect by their skill in reciting; by meditation, as when a
monk recalls his previous lives; by reference to a book, as
when kings call to mind a regulation made previously by
reference to a book; by a pledge, as when a man recollects
by the sight of goods deposited the circumstances under
which they were pledged; or by association, as when on
seeing or hearing something one remembers other things
associated with it.” (The Debate of King Milinda)
0 Comments