MỤC LỤC:
1. Chuyển từ Đẩy → Hút thông tin
2. Đọc theo nhiều lớp
3. Lọc từ khóa
4. Tái cấu trúc thông tin & Ghi nhớ


NỘI DUNG:
1. Chuyển từ Đẩy → Hút thông tin:
Điều quan trọng không phải là hấp thu được thông tin gì, mà là cách đặt câu hỏi và đưa thông tin vào tâm trí như thế nào?
Tạo sự tò mò và kích thích cho tâm trí bằng cách đặt các câu hỏi, giải quyết vấn đề, xây dựng một cấu trúc thông tin mới.

Cách đọc cũ: Đây là gì? → Tại sao? → Dùng nó như thế nào?

Cách đọc mới: Đặt câu hỏi → Scan → Trả lời câu hỏi, bổ sung vào cái đã biết trước đó. 
Chắt lọc những gì cần thiết để trả lời câu hỏi. Trang giấy này cung cấp thông tin quan trọng gì?
Xác định câu hỏi trước. Lấy thông tin điền vào sau.


2. Đọc theo nhiều lớp (Đọc nhiều lần):
Sơ đồ xương cá: Chính → phụ. Quan tâm → Ít quan tâm hơn.

Không cần đọc tuần tự. 

Mỗi lần đọc với một mục đích cụ thể.


Chuyển sang cách đọc mới sẽ tạo nên một sự chuyển biến vô cùng to lớn trong thói quen tiếp nhận và xử lý thông tin.


Làm quen với tài liệu.

Dò đường.

Tâm trí học tập tốt hơn khi được tiếp xúc với những thông tin quen thuộc.


Phát tán. Mind map. Nhiều vòng tròn đồng tâm (ý chính ở trong).

Phân loại 4-6.

Cornell


Lần 1:

Đọc tựa sách.

Lời giới thiệu: Xem sách nói về chủ đề gì?

Tiêu đề các chương.

Tiếp nhận lớp ý nghĩa cốt lõi (thân cây).


Lần 2: Đọc ý chính

Tiêu đề

In dậm

Tóm tắt

Kết luận

Bỏ qua phần không quan tâm.

Đừng đi sâu vào chi tiết quá sớm.

Tạo sự tò mò. Khơi gợi câu hỏi. Hút thông tin.

Những thông tin trong phần này trả lời cho câu hỏi, vấn đề gì?

Nội dung chính của phần này là gì?

Ghi lại các ý lên sách, ebook.

Tiếp nhận nhận các ý chính (cành cây).


Lần 3: Bổ sung

Phát triển, bổ sung các ý ở lần đọc 2.

Tiếp nhận các ý phụ (nhánh cây).


Lần 4: 

Tìm, bổ sung các ý chưa đọc.

Lá cây

_____________________

Tái cấu trúc thông tin & Trí nhớ:

Đọc theo nhiều lớp cũng là cách để tái cấu trúc lại các thông tin một cách hiệu quả.

Chúng ta phân rã các khối thông tin trong cuốn sách thành những mẫu nhỏ. Sau đó phân loại và sắp xếp chúng vào những thư mục nhất định. Rồi liên kết các thông tin thành một hệ thống, cấu trúc hợp lý.

_____________________

Xem trước và lập dàn ý cho cho cuốn sách!
Xem trước.
Xây dựng cấu trúc.
Ghi các ý chính bên lề trái của trang giấy (đánh số thứ tự).
Ghi các ý chi tiết bên phải trang giấy kèm theo số của ý chính (sắp xếp vào folder, tag, label). Tham khảo thêm 'Sơ đồ xương cá', 'Phương pháp ghi chép Cornell'.
Trả lời các câu hỏi:
Thông tin này trả lời cho câu hỏi nào?
Nó thuộc ý chính nào?
Ứng dụng nó như thế nào? Ở đâu? Khi nào?
Tại sao lại như vậy?



Xem trước (preview)
Xem trước để làm quen với tài liệu.
Hiểu được văn phong của tác giả.
Nắm được các ý chính.
Xác định được mục đích đọc.
Để lập dàn ý.
...

Ghi chú bằng cách đặt sẵn cấu trúc 1 bên (có đánh số). Khi ghi chú thì tag số vào nội dung đang ghi.
Bạn ghi dàn ý và để qua một bên rồi bắt đầu đọc. Tiếp tục đến hết phần bạn đã chọn đọc, và thâu thập những ý sẽ cung cấp nội dung cho phần dàn ý.
Xem lướt trước toàn bộ; 
Chuẩn bị một dàn ý; 
Đọc tìm những ý chính ở tốc độ cao; 
Ghi vào dàn ý; 
Đọc lại từng đoạn một với tốc độ chậm hơn; 
Ghi toàn bộ vào dàn ý; 
Đọc và ôn lại toàn bộ phần đang học; 
Nhớ lại tất cả các điểm chính. 
Đặt câu hỏi:
(a) Đoạn viết nói về gì? 
(b) Tình huống vấn đề là gì? Người ta làm gì?
Tại sao lại làm? Làm như thế nào? Kết quả ra sao? 
(c) Có thể rút ra những kết luận gì từ những thông tin đã thu thập? 
(a) Nơi xảy ra các sự kiện (ở đâu?). 
(b) Trình tự và ngày tháng các sự kiện (khi nào?). 
(c) Các nhân vật liên quan (ai?). 
(d) Nguyên do và kết quả (tại sao?). 
(e) So sánh, đối chiếu các sự kiện với nhau. 
(f) Những điểm giống nhau và khác nhau trong các sự kiện. 

3. Lọc thông tin:


Nhận ra sự liên kết giữa các ý?

Khi cần viết hay phát biểu một nội dung, chúng ta thường diễn đạt thành các đoạn hay phân đoạn. Những đoạn, phân đoạn thường được đưa ra nội dung chính, sau đó mới đến phần giải thích, bổ sung. Càng nhiều ví dụ, giải thích, bổ sung thì ý tưởng của người viết, người nói càng cụ thể và dễ hiểu.

Từ khóa -> diễn đạt thành câu -> Dùng các ý mô tả, bổ sung, liên kết, chứng minh. (Quá trình làm tăng dần số lượng con chữ).

Học cách tóm tắt sách, nén các ý về simple, small, key word, model, số 4.