BƯỚQui trình: 4 x 3 = 12 steps

(4 bước lớn. Mỗi bước lớn gồm 3 bước nhỏ)


BƯỚC 1: Cảm nhận (Feeling) - Free note (Thu thập, phát tán thông tin)

1. Xác định mục đích

2. Thu thập & lọc thông tin: 

  • Đọc (nghe). Suy nghĩ (self brain storming)

  • Cảm nhận, cảm xúc, sự rung động

  • Lưu lại các thông tin quan trọng (Onenote, Google Keep, Flashcard…)

3. Phát tán thông tin: 

  • Viết các từ khóa hoặc những câu trích dẫn ngắn gọn lên trang giấy. 

  • Đánh số thứ tự (1, 2, 3…).


→ REST


* Bản vẽ của bước 1 là các từ khóa (hoặc cụm từ khóa, câu) rời rạc, ngẫu nhiên thu lượm được khi nghe, đọc, suy nghĩ.


BƯỚC 2: Tư duy (Thinking) - Phân tích. Sắp xếp. Gom nhóm…

4. Tư duy logic:

- Liên kết: Dựa theo vị trí trong không gian, thứ tự theo thời gian, mối liên hệ nhân quả, sự tương đồng, mối quan hệ chứa trong - folder, mối liên hệ phụ thuộc...

- Bổ sung thêm các thông tin còn thiếu.

- Phân loại, gom nhóm bằng bút highlight hoặc đường bao.


(- Show the relationships by CONNECTING ideas.

Make CONTAINERS for ideas with distinct shapes.

- Highlight important ideas or groupings of ideas.

- Create flow and direction in your drawings.)


→ REST 


* Bản vẽ của bước 2.1 là một mạng lưới của các từ khóa. Mọi từ khóa đều được liên kết vào trong mạng lưới, không có từ khóa nào bị cô lập. Bước 2.1 áp dụng tư duy logic, là bản vẽ hoàn thiện của bước 1.3


5. Tư duy hệ thống (cấu trúc, sắp xếp...).

Phân tích (từ khóa tư duy)

Tổng hợp thông tin


→ REST


* Bản vẽ của bước 2.2 có dạng Tư duy hệ thống (đối tượng, tính chất, hành vi, bối cảnh), được trình bày trên 1 tờ giấy mới - dùng để phục vụ cho quá trình học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn đề…


6. Tư duy xuyên thấu (Abhidhamma): 

Nguyên nhân - Kết quả

Ý muốn - Hành động

Tiến trình thân - Tiến trình tâm

Thấy được bản chất của vấn đề, nguyên nhân - kết quả, dòng chảy, yếu tố cốt lõi chi phối thông tin trong bản vẽ.

Khái quát hoá vấn đề. Bài học, ứng dụng. Liên kết với các thông tin, kiến thức khác.


→ REST 


* Bản vẽ của bước 2.3 là sự áp dụng của Tư duy xuyên thấu, thấy được những điều cốt lõi, bản chất của thông tin - là bản vẽ hoàn chỉnh của bước 2.2


BƯỚC 3: Hình ảnh, trực quan (Visual)

7. Tưởng tượng (visually, visual metaphor)

8. Bố cục (vị trí, tương quan, layout, layers, eye tracking, perspective, negative space...)

9. Vẽ (màu sắc, chữ, kích thước, khoảng cách, hiệu ứng...)


→ REST


* Bản vẽ của bước 3 áp dụng tư duy hình ảnh, trực quan (thị giác), dễ hiểu, dễ nhớ, lôi cuốn và gần với sự vận hành, biểu hiện trong đời thực.


BƯỚC 4: Trình bày, kể chuyện (Story telling)

10. Xác định khán giả (nhu cầu, trình độ, tính chất...). 

11. Xác định cách thức trình bày. Xây dựng kịch bản. Thêm các hiệu ứng. 

12. Trình bày. Phản hồi. Bổ sung. Chỉnh sửa.


→ REST


* Bản vẽ của bước 4 là trích xuất của bản vẽ 3, dùng với một mục đích xác định, cho một nhóm khán giả xác định.


Như vậy trong System writing có 4 bản vẽ:

Bản vẽ 1: Bản nháp (bỏ đi sau khi thực hiện)

Bản vẽ 2: Tư duy (sử dụng cho việc học tập, nghiên cứu, giải quyết vấn đề...)

Bản vẽ 3: Dạng hình ảnh (thực hiện khi có thời gian)

Bản vẽ 4: Làm khi cần thuyết trình tới một nhóm khán giả cụ thể.