Hệ thống là gì?
Theo một cách hiểu đơn giản, hệ thống là một tập hợp các đối tượng (với các tính chất riêng biệt) có sự tương tác, liên kết lẫn nhau trong một bối cảnh (không gian, thời gian) xác định.


Như vậy, trước hết chúng ta cần xác định 4 yếu tố:
- Đối tượng
- Tính chất của đối tượng
- Hành vi của đối tượng
- Bối cảnh


Tư duy hệ thống mang lại lợi ích gì?
- Giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề.
- Thấy được mối tương quan giữa các đối tượng.
- Nhận diện giải pháp tốt hơn.
- Kịp thời nhận ra những thay đổi của hệ thống.
- Dễ thay đổi, cải tạo, phát triển.
...

Tư duy hệ thống (System thinking)

1. Trong hệ thống có nhiều đối tượng. Các đối tượng có mối liên hệ với nhau và tạo thành một cấu trúc, chỉnh thể.

2. Khi thay đổi một thành phần trong hệ thống thì sẽ làm thay đổi các thành phần khác của hệ thống đó.

3. Tư duy hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn toàn cảnh về vấn đề.

4. Hệ thống có tính mở và tính động. Chúng ta có thể thêm hoặc bớt các thành phần của hệ thống. Có thể thay đổi, chỉnh sửa. Đa số các hệ thống luôn có tính chất 'động', luôn biến đổi theo thời gian (cơ thể sống là 1 hệ thống, xã hội là 1 hệ thống phức tạp, lớp học là 1 hệ thống...)

5. Một hệ thống tốt sẽ có tính cân bằng cao, có sự hài hòa giữa các yếu tố trong hệ thống và có tính mục đích.

6. Trong hệ thống có các mối liên hệ chính - phụ, nguyên nhân - kết quả, bao hàm - chứa trong...

7. Các mối liên hệ trong hệ thống có thể mang tính chất chặt chẽ hoặc lỏng lẻo, cùng hướng hoặc đối nghịch/cản trở nhau.

8. Mỗi đối tượng có tính chất, biên độ hoạt động xác định. Nếu vượt quá biên độ này đối tượng sẽ biến thành một đối tượng mới.

9. Trong hệ thống có tính cân bằng và sức ì. Để thay đổi hệ thống cần thời gian hoặc cần giảm sức ì hệ thống.

10. Trong hệ thống có 4 yếu tố chính (kỹ thuật số 4): Đối tượng, tính chất, hành vi và bối cảnh.

11. Nghiên cứu hệ thống giúp cho chúng ta xác định được nguyên nhân của các vấn đề đang xảy ra và biết mình cần làm gì để đạt được kết quả như mong muốn.

12. Một sự thay đổi nhỏ có thể tạo ra nhiều sự thay đổi khác nhau. Một kết quả cũng có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

13. Để đánh giá hệ thống tốt, cần lưu ý tới cả những yếu tố hữu hình lẫn vô hình (thái độ, cảm xúc, tinh thần, hiểu biết...).

14. Nguyên nhân và kết quả (hậu quả) thường cách nhau một khoảng không gian và thời gian.

15. Giải pháp của một vấn đề có thể tạo ra những vấn đề khác.

16. Sự kiện xảy ra trong hiện tại chỉ là kết quả của những tương tác, thay đổi trong quá khứ (một tiến trình thời gian lâu dài).

17. Hệ thống có tính đa dạng. Không thể áp đặt cách thức, tính chất, mục tiêu của mình lên đối tượng khác.

18. Không bỏ qua chi tiết - một chi tiết nhỏ có thể ảnh hướng tới toàn bộ hệ thống.

19. Cần có cái nhìn toàn cảnh, không để bị sa đà vào những chi tiết nhỏ.

20. Một hệ thống được tổng hợp từ nhiều đối tượng đơn lẻ nhưng sẽ có những tính chất mới mà các đối tượng đơn lẻ không có.

21. Trong tư duy hệ thống, chúng ta tìm hiểu các phần tạo nên một tập hợp và mối quan hệ của chúng với nhau là gì.

22. Mỗi đối tượng trong hệ thống có khả năng ảnh hưởng đến những đối tượng khác.

23. Việc sử dụng tư duy hệ thống rất có lợi cho cả những cá nhân áp dụng nó trong cuộc sống của họ và để cải thiện năng suất của các nhóm làm việc, công ty hoặc dự án.

24. Thông thường, khi chúng ta có một vấn đề cụ thể, chúng ta tìm kiếm các nguyên nhân trong quá khứ gần đây và trong các tình huống gần nhất; và trong khi cố gắng giải quyết nó, chúng ta tập trung vào các giải pháp hoạt động trong thời gian ngắn và không lo lắng về tương lai xa.

Trái lại, tư duy hệ thống cố gắng tìm ra tất cả các nguyên nhân của một tình huống và tất cả các yếu tố có thể đã ảnh hưởng đến nó, bất kể chúng ở đâu trong thời gian và không gian.

25. Lợi ích chính của tư duy hệ thống là nó cho phép chúng ta hiểu đầy đủ các nguyên nhân dẫn đến một tình huống nhất định.

26. Bằng cách hiểu đầy đủ các nguyên nhân của một tình huống và các thành phần của nó, có thể phát triển một giải pháp hiệu quả cả trong ngắn hạn và dài hạn.

27. Theo cách này, tư duy hệ thống, mặc dù đôi khi rất phức tạp để áp dụng, tạo ra lợi ích lớn trong các lĩnh vực mà nó được áp dụng..

28. Nguyên tắc tư duy hệ thống

Như chúng ta đã thấy, tư duy hệ thống dựa trên lý thuyết hệ thống. Do đó, nguyên tắc cơ bản của nó là xây dựng một mô hình phổ quát, trong đó tất cả các yếu tố tạo nên một tình huống được nghiên cứu, cũng như hậu quả của chúng.

29. Tìm tất cả các yếu tố liên quan đến một tình huống và hiểu cách chúng ảnh hưởng lẫn nhau là điều cơ bản trước khi bạn bắt đầu tìm kiếm giải pháp cụ thể cho một vấn đề.

30. Tìm hiểu xem các yếu tố ảnh hưởng tới nhau như thế nào.

31. Tìm ra phương án giải quyết. Để tránh các vấn đề trong tương lai, cần xác định các tác động ngắn hạn và dài hạn của từng giải pháp được đề xuất. Chỉ sau đó, bạn có thể chọn một trong đó sẽ có hiệu quả nhất cho tất cả các bên liên quan.

32. Người có tư duy hệ thống là người giải quyết vấn đề tận gốc, nghĩa là họ nghĩ rộng ra, sâu hơn, đặt câu hỏi về nguyên nhân gây ra vấn đề, zoom out để nhìn vấn đề từ bức tranh tổng thể, và tìm ra cách giải quyết khiến cho vấn đề không còn tái diễn hay lặp lại.

33. Khi vấn đề xảy ra, đặt tất cả các câu hỏi liên quan đến tất cả những ai có liên quan trong chuỗi tạo ra giá trị đang gặp vấn đề.

34. Perspectives - Góc nhìn: mỗi thành viên hay tổ chức có tham gia vào hệ giá trị đang gặp vấn đề này đều có góc nhìn khác nhau cho cùng một sự việc và đó có thể là lý do dẫn đến sự thiếu alignment - cách tiếp cận hướng về mục tiêu chung. Ai cũng muốn làm…

35. Boundaries - Giới hạn: có khi cách giải quyết vấn đề mình đưa ra dựa trên sự giới hạn khả năng và nguồn lực hiện có, và vì vậy nó chỉ mang tính chắp vá. Nếu muốn giải quyết vấn đề tận gốc thì sao? Mình có thể vận động thêm nguồn lực từ đâu? Có thể hợp tác cộng tác với đối tác bên ngoài ra sao? Cộng tác có thể mở ra thêm những cơ hội gì, vì khi có vấn đề là có cơ hội giải quyết vấn đề, có cơ hội tạo ra những giải pháp hay ho và xuất sắc hơn….

36. Với system thinking - tư duy hệ thống, bạn sẽ nhìn thấy nhiều cơ hội mới, sẽ sáng tạo hơn khi giải quyệt vấn đề, sẽ hiệu quả và tối ưu hơn khi vận động nguồn lực giải quyết vấn đề, và vì vậy người có tư duy hệ thống luôn là người giải quyết vấn đề xuất sắc, sáng tạo và thành công nhất.


Xem thêm:

Tools for Systems Thinkers: The 6 Fundamental Concepts of Systems Thinking | by Leyla Acaroglu | Disruptive Design | Medium

 Systems thinking - Tư duy hệ thống (slideshare.net)

Tu duy he thong (slideshare.net)


Sách:

system thinking (pdfdrive.com)

The Art Of Thinking In Systems: Improve Your Logic, Think More Critically, And Use Proven Systems To Solve Your Problems - Strategic Planning For Everyday Life by Steven Schuster - PDF Drive