Qui trình 3 bước để xây dựng 1 System Writing





1. FREE:


1A. Feel:

Ở bước 1A, chúng ta tập trung nhiều tới thế giới của cảm giác. Để cho việc học (đọc, nghe), hấp thụ và chuyển hóa thông tin diễn ra một cách tự nhiên - mang tính trực giác. 


Không cần suy nghĩ hay phân tích quá nhiều trong giai đoạn này. Chỉ đơn giản là thả lỏng và để tâm trí tiếp nhận những gì đồng điệu với bạn. Có thể gọi là học tập bằng lực hút (thay vì đẩy - ép buộc). 



Sự cưỡng ép gây căng thẳng và giảm hứng thú trong quá trình học hỏi.

Không cần đọc theo thứ tự, không cần cố gắng hiểu, không cần cố gắng ghi nhớ. Chỉ cần tiếp nhận những gì mà bạn thấy thú vị.


Việc học nên bắt đầu từ: Dễ -> khó, ít -> nhiều, thích -> chưa thích, cơ bản -> phức tạp, quan trọng -> ít quan trọng…



Hãy sẵn sàng và cho phép bỏ qua những gì bạn thấy khó hiểu, phức tạp, khô khan… Do chúng không phù hợp với trạng thái hiện tại của bạn. Chúng ta có thể quay lại để tìm hiểu sau này.


Chú ý nhiều hơn tới cảm xúc, sự rung động, đồng điệu… ở giai đoạn đầu của việc đọc (nghe). Điều đó sẽ tạo nên sự thay đổi sâu sắc và trực tiếp bên trong bạn.


Bước 1A mang tính thụ động nhiều hơn. Quá trình này đôi khi kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng để có thể thu thập đầy đủ các thông tin rời rạc trước khi chúng ta có được một cái nhìn toàn cảnh về chúng. 


Bước này cũng có thể được thực hiện bằng phương pháp Flashcards (mình sẽ giải thích trong 1 bài khác).


1B. Link:

Link - Liên kết các từ khóa, các luồng ý tưởng với nhau. 




*Rest:

Sau khi thực hiện xong bản nháp, hãy bỏ qua hoàn toàn.


Để tâm trí được nghỉ ngơi. 

Đây thực sự là một ‘công việc’ khó khăn, cần sự thực hành liên tục trong một thời gian dài. 




Tâm trí chúng ta giống như 1 chiếc máy tính, mình bật nó lên, nhưng không dừng nó lại được. 


Các chương trình cứ chạy, cứ chạy... ngày này qua ngày khác tiêu tốn rất nhiều bộ nhớ và năng lượng. 


Để cho tâm trí có những khoảng thời gian nghỉ ngơi (không suy nghĩ), giúp cho tâm hồi phục năng lượng và trở nên nhạy bén hơn. 


2. SYSTEM:


2A. Object:

Xác định:

  • Đối tượng: Danh từ 

  • Tính chất của đối tượng: Tính từ

  • Hành vi của đối tượng: Động từ

  • Bối cảnh: Trạng từ




2B. Analysis: 

Sử dụng tư duy hệ thống, tư duy logic, tư duy hướng đối tượng và các từ khóa tư duy để phân tích vấn đề. 


Sử dụng các từ khóa tư duy để tìm hiểu, phân tích về nội dung của thông tin. Làm cho các thông tin trở nên rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu. Ở hình trong bài viết này, mình dùng công cụ 5W1H. 



*Rest:

Để tâm trí nghỉ ngơi trước khi chuyển sang giai đoạn tiếp theo.


3. VISUAL:


3A. Layout:

Dùng bút chì để phác họa bố cục cần trình bày. 

Trực quan hóa thông tin dưới dạng các mô hình (2D hoặc 3D) dễ nhớ, dễ hiểu. 



Chúng ta sống trong thế giới 3 chiều của không gian và 1 chiều của thời gian. Khi thông tin được biểu hiện tương tự như cách vận hành của các hoạt động trong thế giới thực giúp cho tâm trí dễ tiếp nhận và ghi nhớ. 


3B. Draw: 

Dùng màu sắc, ký hiệu, trang trí... để tạo ấn tượng cho bản vẽ. 


*Rest:

Để tâm trí nghỉ ngơi trước khi xem lại một lần nữa và chia sẻ tác phẩm của bạn tới mọi người.


*Kết luận: 

Ở trên là 3 bước chính (6 bước nhỏ) để tạo ra 1 System writing hoàn chỉnh. 


Trông thì có vẻ dài dòng nhưng qua thời gian, khi bạn đã thuần thục và điêu luyện thì có thể áp dụng cả 6 bước trong trí tưởng tượng. Đến khi mọi thứ hoàn thành, chỉ cần đặt bút lên trang giấy và vẽ thôi  


Tùy vào sở thích cá nhân, mục đích, đối tượng trình bày mà có các bản cuối khác nhau. Chúng có thể rất đa dạng. 


Chúc các bạn vui vẻ khi khám phá thêm một công cụ mới để có thể áp dụng vào học tập và công việc!