01. Kỹ thuật DD
Hôm nay mình mới nghĩ ra 1 kỹ thuật mới, xin giới thiệu với mọi người (là mới với mình thôi :), có thể các bạn đã từng sử dụng hoặc 1 ai đó đã từng tạo ra nó trước đây).
Mình gọi kỹ thuật này là DD - Do/Describe hoặc Define/Describe.
Thông thường trong các văn bản hoặc thông tin truyền đạt thường chứa rất nhiều thông tin, mà cái căn bản nhất là sau khi người đọc tiếp thu thì sẽ họ sẽ LÀM GÌ? (DO).
Việc này làm rút ngắn thời gian và giúp người đọc xác định được cần làm gì. (Ở đây mình đề cập tới 1 phạm vi nhỏ là đọc, học tập, tiếp nhận thông tin).
Thời xưa, trong công nghệ truyền tin bằng mã Morse, các thông tin quan trọng được đưa lên đầu tiên.
Do/Describe: Động từ
Làm gì?
- Mô tả hoạt động đó.
- Lý đo làm.
Define/Describe: Danh từ
Định nghĩa (nó là gì?)
- Mô tả định nghĩa dựa trên những kiến thức bạn đã biết trước đó.
Khi tập trung vào Do hoặc Define là mình đang tập trung vào những phần cốt lõi nhất của thông tin, giúp cho việc hiểu và ứng dụng thông tin trở nên tốt hơn.
Kỹ thuật này sử dụng ở bước 1 của System writing (khi thu nhận thông tin thô và trình bày nó lên bản nháp đầu tiên. Hoặc bạn có thể dùng trong bất kỳ hoạt động nào hàng ngày.
Mình xin đưa ra 1 ví dụ để dễ hình dung. Dưới đây là phần mình ghi chép lại bằng kỹ thuật DD khi đọc cuốn 'Luyện đọc nhanh':
1. Align:Thay dổi độ rộng của dòng chữ.
(copy/paste vào google translate).
Giống cách trình bày của trang báo.
Giúp dễ đọc hơn, đọc nhanh hơn.
2. Cụm từ:
Đọc theo cụm từ.
Thay đổi số từ tiếp thu trong 1 lần đọc.
Độ rộng của thị trường đọc.
Đọc theo ý tưởng (thông điệp).
Pha tiếp thu.
Xử lý sau khi đọc (khi mắt dừng lại).
3. Ý tưởng
Mối liên kết giữa các từ đơn lẻ.
4. Văn phong
Nhịp điệu của câu văn.
5. Thiết bị điện tử:
Chọn màn e-ink.
6. Mục đích đọc:
Xem lướt.
7. Qui trình đọc:
Xem tổng quan trước.
Xem chi tiết sau.
Xem ý chính trước.
Xem ý phụ sau.
8. Xu hướng dừng lại khi đọc?
Muốn tìm hiểu kỹ.
Sợ mất thông tin.
> Đọc theo Sơ đồ xương cá.
> Quay lại sau.
9. Sơ đồ xương cá:
Chính -> phụ
Quan trọng -> ít quan trọng
Tổng thể -> chi tiết
10. Tốc độ đọc:
Linh hoạt.
Thay đổi một cách phù hợp.
Lướt nhanh qua phần dễ.
Chậm lại ở phần khó.
....
3 Comments
Dạ chào anh. Em đã đọc bài viết của anh. Nhưng em có một số câu hỏi như sau ạ
ReplyDelete1. "Kỹ thuật DD áp dụng khi đọc 1 cuốn sách" như phần anh trình bày phía dưới, thì tức là khi mình đọc 1 cuốn sách, mình áp dụng các kỹ thuật anh liệt kê.
Hay đó là cách anh đang tóm tắt phương pháp áp dụng khi đọc sách (một tip mà anh muốn chia sẻ đến mọi người khi đọc sách)?
2. Anh có thể gợi ý thêm một số ví dụ để làm rõ hơn phương pháp này không ạ?
Hi, nay mình mới đọc comment.
Delete1. Là tóm tắt 1 cuốn sách với kỹ thuật DD đó bạn.
2. Bạn có thể chọn 1 video mình yêu thích để xem và sử dụng DD để phân tích, ghi nhớ, chọn lọc thông tin. :D Cảm thấy sẽ có sự khác biệt khi nghe bình thường và nghe có chọn lọc (sử dụng DD)
Cám ơn thầy ! Bài học rất bổ ích !
ReplyDelete